Mòn cổ chân răng là bệnh thường gặp hay còn gọi là tiêu thân răng hình chêm là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa.
Phương pháp điều trị mòn cổ chân răng
Phương pháp điều trị bệnh mòn cổ chân răng sẽ tùy vào tình trạng mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Khi đến với nha khoa Minh Thảo sẽ tiến hành thăm khám, xem xét mức độ bệnh và từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất.
– Nếu mòn cổ chân răng ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng bên trong thì bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng phương pháp trám răng, sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng trong nha khoa trám vào chỗ cổ răng bị khuyết.
– Trong trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân phải chữa tuỷ răng bị khuyết và tiến hành bọc răng sứ lại mới bảo tồn được răng.
Cách phòng ngừa hiệu quả
Để bảo vệ hàm răng luôn chắc khỏe, đều đẹp, ngăn chặn bệnh mòn cổ chân răng, bác sĩ nha khoa Nha Khoa Thẩm Mỹ Minh Thảo khuyên bạn nên thực hiện những lưu ý sau:
– Nên thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống, tránh đánh răng theo chiều ngang.
– Sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng thường được nha sỹ chỉ định.
– Trong chế độ ăn uống hằng ngày, không nên ăn hay uống quá nhiều loại thực phẩm chua, nóng như: xoài xanh, chanh, cóc….
Vệ sinh, đánh răng đúng cách là cách ngăn chặn tình trạng mòn cổ chân răng
Mòn cổ chân răng là bệnh phổ biến, có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn kịp thời phát hiện và lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị. Nha kHoa Minh Thảo với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ê buốt và mất tự tin khi cười khi gặp phải bệnh mòn cổ chân răng.
Nguyên nhân gây mòn cổ chân răng ?
Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng mòn cổ chân răng mà bạn thường hay bỏ qua:
– Cao răng tích tụ nhiều:Cao răng bám nhiều dưới kẽ chân răng, lâu ngày sẽ đè lên nướu răng, đẩy nướu răng xuống dưới, tụt khỏi chân răng. Khi bị tụt lợi, làm lộ chân răng, lúc này chân răng không còn được nướu bảo vệ nữa nên rất dễ bị bào mòn bởi acid tự nhiên trong tuyến nước ngọt hay trong các loại thực phẩm mà bạn ăn uống hằng ngày.
– Đánh răng sai cách: Việc đánh răng không đúng cách, chà sát mạnh, sử dụng bàn chải quá cứng hay các loại kem đánh răng có chứa nhiều chất mài mòn men răng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mòn cổ chân răng.
Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khác như: yếu tố di truyền gây loạn sản tổ chức cứng của răng làm cho răng bị suy yếu, mài mòn ; xuất phát từ các bệnh lý toàn thân, như: gout, thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt,…
Vôi răng tích tụ nhiều là nguyên nhân gây ra mòn cổ chân răng