Bao gồm các dịch vụ
– Cạo Vôi Răng
– Nhổ Răng
– Trám Răng Thẩm Mỹ
– Điều Trị Tủy Răng
– Viêm Nha Chu
– Chỉnh răng thưa

CẠO VÔI RĂNG

Tại sao nên lấy cao răng định kỳ thường xuyên ?

– Phòng ngừa các bệnh răng miệng

Việc lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh răng miệng. Biểu hiện của bệnh thường là chảy máu chân răng, hôi miệng, răng ê buốt, lung lay, nghiêm trọng hơn hết là tự rụng. Chính vì lẽ đó, việc lấy cao răng sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó nó còn giúp cho nướu và răng thêm chắc khỏe.

– Mang lại hàm răng trắng sáng và hơi thở thơm tho

Khi những mảng bám cứng đầu trên miệng được loại bỏ, hơi thở của bạn cũng trở nên thơm tho và hàm răng trắng sáng hơn bao giờ hết. Chính điều này mang lại cho bạn sự tự tin mỗi khi giao tiếp.

VIÊM NHA CHU

Viêm nướu răng, viêm lợi là một hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh (nha chu), mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng và chảy máu chân răng là triệu chứng dễ nhận thấy. Bởi vì bệnh viêm lợi có thể rất nhẹ, có thể không ý thức được rằng có điều kiện. Nhưng điều quan trọng để tránh có viêm nướu nặng và điều trị kịp thời. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng hơn như viêm chân răng, tiếp đên co thể viêm nha chu và cuối cùng mất răng.

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém. Thói quen sức khỏe răng miệng tốt, chẳng hạn như kiểm tra thường xuyên chuyên nghiệp và hàng ngày đánh răng và dùng chỉ nha khoa, có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu.

1. Triệu chứng bệnh viêm nướu:

· Nướu đỏ, sưng, phồng, hoặc kích ứng.

· Chảy máu nướu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa

· Thân răng trông dài hơn do nướu của bạn bị tụt

· Nướu tách rời khỏi thân răng, hình thành nên túi ở chân răng.

· Thay đổi sự ăn khớp giữa các răng khi cắn.

· Chảy mủ giữa nướu và răng

· Hơi thở hôi hay vị khó chịu một cách thường xuyên trong miệng

2. Điều trị bệnh viêm nha chu như thế nào là tốt nhất ?

Việc điều trị bệnh viêm nha chu thông thường qua 2 giai đoạn là điều trị sơ khởi và cạo vôi làm sạch gốc răng. Tùy mức độ bệnh lý mà kế hoạch điều trị nha chu có thể là điều trị bảo tồn hoặc cấn phải phẫu thuật. Kế hoạch điều trị nha chu không chỉ giới hạn trong việc điều trị bệnh lý nha chu mà còn là điều trị phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ nha chu.

TRÁM RĂNG THẨM MỸ

Trám răng thẩm mỹ là phương pháp mà các bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh vùng cần thực hiện và trám bít lại bằng vật liệu có tính thẩm mỹ cao. Phương pháp này phù hợp trong trường hợp muốn cải thiện các khuyết điểm răng nhưng vẫn bảo tồn được răng thật, cụ thể như sau:

– Người bị sâu răng.

– Răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương.

– Người muốn trám lại răng thưa để tăng thêm tính thẩm mỹ cho hàm răng.

1. Ưu Điểm Của Phương Pháp Trám Răng Thẩm Mỹ

Trám răng thẩm mỹ tuy không phải là kỹ thuật quá khó nhưng chỉ khi thực hiện tại địa chỉ thẩm mỹ uy tín, tư vấn đúng phương pháp và đảm bảo các yêu cầu về máy móc hỗ trợ, bác sĩ thực hiện thì mới chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Không chỉ vậy, việc lựa chọn trung tâm thực hiện trám răng thẩm mỹ an toàn cũng sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng không đáng có sau khi thực hiện.

– An toàn khi thực hiện.

– Khắc phục nhanh chóng các khuyết điểm răng, cho thẩm mỹ cao với hàm răng đều đặn và sáng màu.

– Chỗ trám có thẩm mỹ cao và rất chắc chắn, có thời gian duy trì lâu dài.

– Thực hiện đơn giản, không ảnh hưởng đến răng khác và không tốn nhiều thời gian.

2. Quy Trình Trám Răng Thẩm Mỹ

Nha Khoa Thẩm Mỹ Minh Thảo đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của một địa chỉ chăm sóc nha khoa an toàn và uy tín. Hiện nay nha khoa thực hiện cả hai kỹ thuật trám răng phổ biến là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài đảm bảo về đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, máy móc hỗ trợ hiện đại, nha khoa thẩm mỹ Minh Thảo còn có quy trình trám răng thẩm mỹ theo các bước sau, đảm bảo khách hàng có kết quả cao nhất sau khi thực hiện:

Bước 1: Thăm khám tình trạng khuyết điểm răng cụ thể

Nếu răng bạn bị vỡ, mẻ quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác phù hợp hơn.

Trám răng thẩm mỹ
Tiến hành thăm khám trước khi trám răng thẩm mỹ

Bước 2: Vệ sinh răng miệngThực hiện lấy tủy nếu là răng sâu và vệ sinh răng miệng để tránh lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.

Trám răng thẩm mỹ
Vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập khi trám răng

Bước 3: Thực hiện trám răng thẩm mỹBác sĩ sẽ tiến hành trám răng và cố định chắc chắn lại bằng keo sinh học
Bác sĩ tiến hành trám răng thẩm mỹ tại phòng phẫu thuật hiện đại.
Bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi trám răng thẩm mỹ.

Điều Trị Tủy Răng (Nội Nha)

Mỗi răng đều có phần mô mềm được gọi là tủy răng, bao gồm các hệ thống thần kinh và mạch máu nằm trong các ống tủy chân răng làm nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng. Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của một chân răng. Các răng trước thường có từ 1 ống tủy nhưng răng sau thường có nhiều hơn, có khi đến 4 ống tủy. Hệ thống ống tủy phân nhánh rất đa dạng, thay đổi tùy nhóm răng và tùy cơ địa từng người.Thông thường tủy răng được bao bọc kín bên ngoài bởi ngà răng và men răng. Khi có các yếu tố kích thích (sâu răng, gãy răng, mòn răng, chấn thương răng, v.v.v…) làm phá vỡ các lớp men ngà bảo vệ, vi khuẩn từ môi trường ngoài xâm nhập vào tủy và tiết ra các độc tố gây nhiễm trùng tủy, khiến chết tủy dần. Ở giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi ăn nhai.

1. Mô hình chi tiết cấu tạo của răng

Phần nhiễm trùng có khuynh hướng tiến dần về phía chóp chân răng và sẽ lan rộng trong vùng xương quanh chóp chân răng, phát triển ra bên ngoài nướu dưới dạng một khối sưng trên nướu và có thể chảy mủ. Giai đoạn này răng đã chết tủy, thường không đau và bắt đầu sậm màu. Trong một số trường hợp toàn bộ quá trình từ nhiễm trùng tủy đến chết tủy đều tiến triển thầm lặng không gây bất cứ triệu chứng khó chịu nào cho bệnh nhân nên rất khó phát hiện.

Chữa tủy răng (nội nha) có thể hiểu là lấy sạch vi khuẩn và phần tủy bị viêm nhiễm trong buồng tủy, ống tủy và thay thế vào đó bằng một loại vật liệu trám đặc biệt để phòng ngừa trường hợp nhiễm trùng tái xâm nhập vào trong ống tủy.

Nếu tủy răng bị viêm, nhiễm trùng thì lúc đầu có thể bạn sẽ không cảm thấy đau nhưng nếu không chữa trị, nhiễm trùng sẽ gây đau và sưng. Một số trường hợp tạo thành áp-xe, cuối cùng răng có thể cần phải nhổ.

2. Các nguyên nhân gây chết tủy
+ Có thể do sâu răng làm nhiễm trùng tủy, có triệu chứng như: Đau nhức dữ dội, sưng, răng lung lay.

+ Có thể do chấn thương, do tai nạn, gẫy răng lộ tủy hoặc do chấn thương khớp cắn.

+ Viêm khớp răng.

+ Răng sâu cũng là nguyên nhân gây viêm chết tủy răng

3. Bạn Cần Chữa Tủy Răng (Nội Nha) Khi Nào ?
+ Răng bị đau dữ dội khi cắn lại, sờ hoặc ấn vào

+ Nhạy cảm với nhiệt nóng hoặc lạnh mà kéo dài hơn hai giây

+ Sưng ở gần răng bị nhiễm

+ Đổi màu răng có đau hoặc không đau

+ Răng bị gãy

+ Tủy bị hoại tử (tủy chết lâu ngày).

4. Quy Trình Chữa Tủy Răng (Nội Nha)
Bước 1: Gặp gỡ để được bác sĩ khám tủy răng bằng mắt thường để sơ lược về tình trạng bệnh ban đầu.

Bước 2: Xác định nguyên nhân của bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp thông qua chụp phim 2D, 3D bằng máy Dentri (hiện đại nhất thế giới hiện nay) độc quyền tại Nha khoa Thẩm Mỹ Minh Thảo. Phim này giúp bác sĩ thấy được chi tiết hình dạng răng, tình trạng tủy… Từ đó, đưa ra chẩn đoán bệnh đúng nhất.

Bước 3: Tiến hành lấy tủy

4. Các bước lấy tủy

– Giai đoạn 1: Gây tê lấy tủy, mục đích là loại bỏ các mô tủy đã hư hại.

Trước đây, người ta thường đặt thuốc diệt tủy. Đây là phương pháp phản khoa học và nhiều nguy cơ, chỉ áp dụng cho những bệnh nhân không thể dùng thuốc tê (do dị ứng hoặc bệnh lý tim mạch).

Ngày nay bác sĩ áp dụng phương pháp lấy tủy bằng thuốc tê vì an toàn cho bệnh nhân hơn rất nhiều.

– Giai đoạn 2: Bít ống tủy chân răng hay còn gọi là trám bít ống tủy. Mục đích là để làm kín khoang tủy và tạo sự vững chắc cho răng.

Vật liệu thường được sử dụng để trám bít ống tủy gọi là côn Gutta Percha. Chiều dài ống tủy được đo đạc kỹ lưỡng trên X – Quang, sau đó ống tủy sẽ được bít kín bởi côn Gutta gắn với xi măng Eugenate, hoặc Sealer.

– Giai đoạn 3: Hoàn tất và hoàn thiện về mặt hình thể ngoài của răng.

Trám răng lại lần cuối bằng các vật liệu trám như: Composite, hoặc Amalgam bạc, hay Glass ionomer, bọc răng sứ, tùy sự lựa chọn của bệnh nhân sau khi có sự tư vấn của nha sĩ.

Bước 4: Tái khám và theo dõi kết quả

Điều trị nội nha là kỹ thuật đòi hỏi nhiều tiến bộ y học cộng với tay nghề cao của các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, đặc biệt là các bác sĩ nội nha. Khi có bệnh lý về răng miệng, hay tìm đến các bác sĩ uy tín để được khám, tư vấn và điều trị một cách chuyên nghiệp.

Tiểu Phẩu Răng Khôn

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 15 đến 25 và nằm sau cùng của cung hàm, vì răng này mọc sau cùng nên cung hàm không đủ chỗ dành cho chúng. Chính vì vậy để tránh đau nhức về sau cũng như đem lại sự đơn giản cho việc tiểu phẫu nhổ răng thì chúng ta nên nhổ răng khôn trước khi có các triệu chứng bệnh lý (như sâu răng, viêm lợi trùm, viêm nha chu, áp-xe nướu…)
Răng khôn mọc lệch và ngầm
Cung hàm thường chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng (mỗi hàm 14 răng) cho nên không đủ chỗ để răng khôn mọc lên 1 cách bình thường nên chúng sẽ hay mọc lệch và ngầm.1. Biến chứng xảy ra khi răng khôn mọc lệch và ngầm
Bệnh nha chu : Răng khôn mọc lệch và ngầm có thể làm nhồi nhét thức ăn ở vùng kẽ giữa răng kế bên (răng số 7) và răng khôn. Chính vì vậy chúng ta sẽ khó làm sạch vùng này và dễ gây ra sâu răng hoặc bệnh nha chu.
Viêm lợi trùm : phần nướu xung quanh răng khôn viêm đỏ và đau, có thể chảy mủ, sưng tại chỗ, trầm trọng hơn là sưng mặt, khó há miệng. Nguyên nhân là do chấn thương khi răng đối diện cắn trúng hoặc nhiễm trùng do lắng đọng thức ăn ở vùng khe nướu xung quanh răng mà không thể chải rửa được.
Bệnh sâu răng : Gây sâu răng kế bên, đặc biệt ở hàm dưới (răng số 7), thậm chí gây đau nhức trong trường hợp răng sâu tới tủy.

– Gây chen chúc răng : đặc biệt đối với các trường hợp sau khi niềng răng có thể xảy ra sự chen chúc tái phát.
– Gây tiêu xương, lung lay răng kế cận : tiêu xương chân răng, làm lung lay và có thể gây mất răng kế cận (răng số 7) là những hậu quả mà răng khôn ngầm trong xương có thể gây ra.

2. Tiểu phẫu nhổ răng khôn
Tuổi thích hợp để nhổ răng khôn là từ 18-25 tuổi.
Các răng khôn thường mọc lệch hoặc ngầm trong xương hàm nên bị xương và nướu che lấp, vì vậy chúng ta không thể nhổ theo cách thông thường mà cần phải tiến hành tiểu phẫu (làm lộ thân răng bằng cách mở nướu và xương, chia răng thành nhiều phần nhỏ để lấy ra và sau đó sẽ khâu kín lại).

Mỗi ca lâm sàng tiểu phẫu răng khôn thường kéo dài 15 – 20 phút, thời gian tiểu phẫu còn tùy thuộc tình trạng mọc lệch của răng cần nhổ. Sau tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ nhận được toa thuốc nhằm chống viêm nhiễm và giảm đau hậu phẫu từ bác sĩ.

3. Quá trình tiểu phẩu răng khôn cổ điển
– Khám: Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng tình trạng răng, sức khỏe toàn thân của bạn, và đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.
– Chụp phim X-Quang quanh chóp Kỹ thuật số: Nhằm mục đích lựa chọn phương pháp tiểu phẫu thích hợp nhất, qua phim chụp sẽ xác định được hình dáng và số lượng chân răng, hướng răng và góc độ lệch, độ sâu của răng số 7 đã đến tủy hay chưa.
– Sát trùng vùng miệng và vùng răng cần nhổ
– Gây tê: Gây tê tại chỗ kết hợp gây tê vùng hoặc gai Spix.
– Rạch nướu mở rộng phẫu trường: Bộc lộ thân răng.
– Tùy trường hợp có thể cắt xương hoặc không. Để tạo đường thoát cho răng.
– Nhổ răng: kết hợp chia thân răng và chân răng.
– Khâu vết mổ lại.

4. Những lưu ý sau khi tiểu phẫu răng khôn
Những dấu hiệu sau là bình thường.
– Phản ứng đau: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi thuốc tê hết và đau nhiều hay ít tùy theo từng người và tình trạng của răng đã nhổ.
– Chảy máu: sau khi nhả cục gạc/bông, máu có thể rỉ thêm một vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân tiếp tục ngậm cục gạc/bông mới cho đến khi máu ngưng chảy hẳn để cầm máu.
– Sưng: Tùy theo cơ thể từng bệnh nhân, thường rõ rệt vào ngày thứ 2 hay thứ 3 sau tiểu phẫu rồi sau đó giảm dần.

Những việc nên làm:
– Cắn chặt bông gòn trong 45 phút đầu tiên.
– Uống thuốc đúng toa của Bác sỹ.
– Nhổ răng xong không ngậm hay súc miệng với nước muối vì nước muối sẽ làm chảy máu nhiều hơn.
– Không được súc miệng, khạc nhổ trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không lấy lưỡi hay những vật khác khều đụng vị trí vừa nhổ răng.
– Để giảm sưng: Ngày đầu tiên sau phẫu thuật chườm lạnh, mỗi lần 15-20 phút. Các ngày sau chườm ấm 3-4 lần/ ngày.
– Ăn uống: Không nên ăn nhai nơi có răng mới nhổ để tránh làm vỡ cục máu đông và tránh thức ăn nhét vào ổ răng mới nhổ.Nên dùng thức ăn lỏng và mềm như cháo và uống nhiều nước.
– Nghỉ ngơi: Hãy nghỉ ngơi trong ngày đầu tiên và thư giãn tinh thần để quên đi cơn đau.’
– Trở lại tái khámDù đã áp dụng các biện pháp cầm máu nhưng sau 24 giờ máu vẫn chảy hoặc cơn đau kéo dài với cường độ dữ dội, bạn cần gặp bác sỹ để tái khám và điều trị.
Sau 7 – 10 ngày, quý khách hàng cần quay lại Nha khoa Thẩm Mỹ Minh Thảo để cắt chỉ.

Phương pháp này loại bỏ các bước mở nướu, cắt xương và khâu lại. Vì vậy, khách hàng không cần đến gặp bác sĩ để cắt chỉ và chăm sóc hậu phẫu đơn giản như nhổ 1 chiếc răng thông thường và khách hàng không phải chịu nhiều đau đớn như trong phương pháp tiểu phẫu răng khôn cổ điển.

Xem thêm các dịch vụ khác
Thông tin liên hệ tư vấn khám răng chữa bệnh

Gọi Ngay
Bản Đồ